Giờ nào nóng nhất trong ngày? 3+ Biện pháp phòng tránh hiệu quả

29/06/2024

Trong điều kiện thời tiết nóng bức như thế này, có những thời điểm nhiệt độ lên cao nhất trong ngày từ 40-43 độ C. Vào những lúc đó bạn cần trang bị cho mình những biện pháp giúp tránh nóng hiệu quả để tránh nhiệt độ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Tân Phát tìm hiểu xem giờ nào nóng nhất trong ngày và một số biện pháp làm mát giúp bạn thoải mái hơn trong mùa hè.

Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?

Cái nóng vào mùa hè là một trong những điều khiến chúng ta cực kỳ khó chịu. Nhiệt độ cao khiến mọi người cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và hiệu quả lao động. Gây khó khăn trong việc nghỉ ngơi và thư giãn, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và các hoạt động giải trí.

Ngoài ra, khi trời nắng gắt rất dễ gây ra các tai nạn lao động, giao thông do người lái xe, công nhân mệt mỏi, mất tập trung. Thời tiết nắng nóng còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, sốc nhiệt, kiệt sức do nóng,…Thậm chí làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như tim mạch, hô hấp, thần kinh,…

Giờ nào nóng nhất trong ngày? - Nắng nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Giờ nào nóng nhất trong ngày? – Nắng nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Giờ nào nóng nhất trong ngày?

Đa số mọi người nghĩ rằng 12h trưa sẽ là giờ nóng nhất trong ngày. Nhưng thực tế lại đi ngược với suy nghĩ của nhiều người.

Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình tỏa nhiệt từ bề mặt đất thông qua bức xạ sóng dài. Mặc dù vào lúc 12 giờ trưa, lượng bức xạ mặt trời là lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất cần thời gian để truyền nhiệt này đến không khí. Do đó, thời điểm nóng nhất thường là vào khoảng 13 giờ, khi không khí nhận được nhiệt từ bề mặt đất.

Đồng thời, thời điểm có nhiệt độ cao nhất, nóng nhất được cơ quan khí tượng thủy văn chia sẻ là khoảng 13h -15h. Với những tác hại nêu trên, việc biết được giờ nào nóng nhất trong ngày là yếu tố quan trọng giúp ta có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Giờ nào nóng nhất trong ngày? Giải đáp

Giờ nào nóng nhất trong ngày? Giải đáp

Xem thêm: Top 4+ hệ thống dàn lạnh điều hòa VRV Daikin hiện đại, giá rẻ

Cách làm mát hiệu quả vào những ngày hè

Thời tiết nắng nóng tuy là khó chịu đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng không còn cách ngoài khác ngoài việc bản thân chủ động trang bị cho mình những phương pháp giải nhiệt hiệu quả. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện sau khi biết được giờ nào nóng nhất trong ngày để bảo vệ bản thân dưới cái nóng gay gắt.

Sử dụng thiết bị điều hòa 

Hiện nay thiết bị làm mát số 1 trong lòng nhiều người chắc hẳn là điều hòa. Bất cứ ai cũng có thể dùng bởi thiết bị này sử dụng khá đơn giản, nhanh chóng với remote. Tuy nhiên, khi sử dụng, việc điều chỉnh nhiệt độ phòng là điều phải lưu ý.

Khi dùng điều hòa tránh điều chỉnh nhiệt độ quá chênh lệch môi trường vì có thể gây sốc nhiệt. Nên sử dụng điều hòa với nhiệt độ 27-28 độ C hoặc chênh lệch ở ngoài trời khoảng 5-7 độ C. Vào những giờ nắng nóng bạn nên hạn chế đi ra ngoài mà hãy ở trong phòng máy lạnh để tránh bị sốc nhiệt, say nắng,…

Giờ nào nóng nhất trong ngày? - Sử dụng điều hòa để làm mát

Giờ nào nóng nhất trong ngày? – Sử dụng điều hòa để làm mát

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Nếu có việc bắt buộc phải đi ra ngoài vào những giờ cao điểm, bạn nên che chắn cơ thể bằng mũ, áo khoác, ô che nắng, khẩu trang,…Tránh tiếp xúc với ánh nắng vào mùa hè là cần thiết để bảo vệ sức khỏe vì ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím (UV) gây hại. Tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể dẫn đến bỏng nắng, gây tổn thương da nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như ung thư da.

Ngoài ra, việc che chắn kỹ giúp bảo vệ sức khỏe và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, từ đó tránh được các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến nắng nóng.

Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Uống đủ nước

Vào mùa hè, cơ thể của bạn sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn, dẫn đến sự giảm sút mạnh về lượng nước và khoáng chất. Để ngăn ngừa tình trạng mất nước và tránh các hiện tượng như cảm nắng, chóng mặt, hãy tăng cường uống nước trong suốt mùa hè.

Mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ khoảng 2 lít nước và nhớ mang theo một bình nước khi đi xa. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin từ hoa quả và các loại nước ép trái cây.

Xem thêm: Máy điều hòa thông minh chính hãng, tiết kiệm điện

Vừa rồi là những bật mí về giờ nào nóng nhất trong ngày. Biết được giờ cao điểm nắng nóng sẽ giúp bạn có các biện pháp làm mát thích hợp, hạn chế ra đường để tránh gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hãy áp dụng nhiều cách khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tin liên quan

09/10/2024
5+ Cách khử mùi nước hoa trong phòng ngủ siêu đơn giản

Cách khử mùi nước hoa trong phòng ngủ là điều nhiều người quan tâm để giữ cho không gian nghỉ ngơi luôn thơm mát, dễ chịu. Những mùi hương quá nồng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đừng lo, với các phương pháp tự nhiên mà đơn giản dưới đây,… View Article

08/10/2024
Top 7+ cách khử mùi thuốc lá trong phòng kín nhanh nhất

Mùi thuốc lá trong phòng kín gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ hô hấp. Để giữ không gian sống trong lành, việc tìm cách khử mùi thuốc lá trong phòng kín nhanh nhất là rất quan trọng. Hãy cùng Tân Phát khám phá ngay trong bài viết dưới… View Article

07/10/2024
Top 5+ vật liệu cách nhiệt mái nhà xưởng tốt nhất hiện nay

Vật liệu cách nhiệt mái nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhiệt độ bên trong nhà, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Sử dụng các giải pháp cách nhiệt phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điện năng mà còn mang lại không gian làm việc… View Article

06/10/2024
Nên sử dụng tôn màu gì chống nóng? TOP 5+ màu sơn phổ biến

Tình trạng nắng nóng trong những năm gần đây ngày càng tăng cao, điều này đặt ra sự quan tâm lớn đối với việc xây dựng và thiết kế nhà ở sao cho có khả năng chống nóng hiệu quả. Mái nhà là nơi tiếp nhận ánh nắng trực tiếp mỗi ngày, vì vậy, bạn… View Article

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon