Nhiệt độ màu hè ngày càng tăng qua mỗi năm, vì vậy điều hòa dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng nước điều hòa chảy ngược vào trong nhà, gây ra nhiều phiền toái và lo lắng. Cùng khám phá nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Nguyên nhân khiến nước điều hòa chảy ngược vào trong
- 2 Hậu quả khi nước điều hòa chảy ngược vào trong
- 3 Giải pháp cho tình trạng điều hòa chảy nước
Nguyên nhân khiến nước điều hòa chảy ngược vào trong
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nước điều hòa chảy ngược vào trong nhà, bao gồm:
Điều hòa không được làm sạch đều đặn
Bụi bẩn bám lâu ngày trên dàn lạnh, đặc biệt là bộ phận máng hứng nước ngưng, sẽ gây tắc nghẽn, khiến nước không thoát được ra ngoài mà chảy ngược vào trong nhà. Việc vệ sinh định kỳ (3-6 tháng/lần) sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo đường thoát nước thông thoáng.
Lỗi lắp đặt điều hòa
Lỗi lắp đặt điều hòa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nước điều hòa chảy ngược vào trong. Một số lỗi phổ biến thường xảy ra như sau:
Ống thoát nước không có độ dốc
Ống thoát nước cần có độ dốc phù hợp (khoảng 1-2cm/mét) để nước chảy ra ngoài dễ dàng. Nếu ống thoát nước lắp đặt không có độ dốc hoặc độ dốc ngược, nước sẽ bị ứ đọng và tràn ra ngoài.
Ống thoát nước quá dài và không có lỗ thông hơi
Khi ống thoát nước quá dài, áp suất trong ống sẽ tăng cao, cản trở dòng chảy của nước. Việc lắp đặt thêm lỗ thông hơi sẽ giúp cân bằng áp suất trong ống, giúp nước thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Ống thoát nước bị gấp khúc
Ống thoát nước bị gấp khúc cũng sẽ cản trở dòng chảy của nước, dẫn đến ứ đọng và tràn nước.
Dàn lạnh lắp đặt bị nghiêng
Dàn lạnh cần được lắp đặt cân bằng, không bị nghiêng về một bên. Nếu dàn lạnh bị nghiêng, máng hứng nước ngưng cũng sẽ bị nghiêng theo, làm nước điều hòa chảy ngược vào trong và rò rỉ ra tường, sàn nhà.
Máng nước hoặc ống thoát nước bị vỡ, nứt
Máng nước hoặc ống thoát nước có thể bị nứt, vỡ do va đập hoặc do chất lượng kém, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước. Bụi bẩn, côn trùng cũng là tác nhân gây tắc nghẽn ống thoát nước phổ biến.
Điều hòa bị thiếu gas
Điều hòa thiếu gas là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát và tuổi thọ của thiết bị. Khi điều hòa thiếu gas, dàn lạnh sẽ bị đóng tuyết, gây ra hiện tượng chảy nước, thậm chí là hư hỏng các bộ phận khác.
Quạt dàn lạnh bị hỏng
Quạt dàn lạnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí. Nó có nhiệm vụ thổi không khí qua dàn lạnh để làm mát không khí trong phòng. Nếu quạt dàn lạnh không hoạt động hoặc hoạt động yếu sẽ khiến dàn lạnh bị đóng tuyết, gây ra hiện tượng chảy nước.
Xem thêm: Hệ thống điều hòa VRV Daikin – Dàn lạnh VRV cho công trình
Hậu quả khi nước điều hòa chảy ngược vào trong
Khi nước điều hòa chảy ngược vào trong nhà có thể gây ra nhiều vấn đề phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của bạn. Hậu quả thường gặp bao gồm:
- Làm ẩm ướt tường, trần nhà, gây ra hiện tượng bong tróc sơn, ẩm mốc, thậm chí là thấm dột.
- Đồ nội thất bằng gỗ, vải, da… dễ bị ẩm mốc, hư hỏng khi tiếp xúc với nước điều hòa chảy vào nhà.
- Gây chập, cháy nổ thiết bị điện tử nếu nước tiếp xúc trực tiếp.
- Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
Giải pháp cho tình trạng điều hòa chảy nước
Dưới đây là một số giải pháp chi tiết cho từng nguyên nhân gây ra tình trạng nước điều hòa chảy ngược vào trong nhà:
Vệ sinh điều hòa định kỳ
Vệ sinh điều hòa định kỳ không chỉ giúp duy trì hiệu suất làm mát tối ưu mà còn đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Để đảm bảo an toàn, hãy nhớ ngắt kết nối nguồn điện trước khi vệ sinh.
- Bước 2: Tháo vỏ mặt nạ máy lạnh. Tùy vào mỗi hãng điều hòa sẽ cách cách tháo khác nhau, bạn có thể tìm hiểu trong hướng dẫn sử dụng.
- Bước 3: Tháo lưới lọc bụi và đem ngâm vào nước ấm. Sau đó rửa sạch bằng nước và bàn chải mềm rồi đem phơi khô trước khi lắp lại vào máy. Nên thực hiện vệ sinh lưới lọc 1 lần mỗi tháng.
- Bước 4: Lau chùi sạch sẽ máng hứng nước ngưng, đảm bảo không có bụi bẩn, lá cây hay vật cản nào.
- Bước 5: Kiểm tra và vệ sinh ống thoát nước, đảm bảo không bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, côn trùng… Có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng để thông tắc ống thoát nước.
Vừa rồi các các bước bạn cần lưu ý khi vệ sinh máy lạnh. Sau khi các bộ phận đã khô hoàn toàn, hãy lắp đặt lại và sử dụng. Tốt nhất nên vệ sinh điều hòa định kỳ 3-6 tháng/lần, tùy thuộc vào tần suất sử dụng và môi trường xung quanh.
Cần sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên
Nếu đã vệ sinh máy lạnh nhưng tình trạng nước điều hòa chảy ngược vào trong vẫn tiếp diễn hoặc bạn không thể tự vệ sinh hãy nhờ đến các bên dịch vụ hỗ trợ. Một số nguyên nhân phức tạp như thiếu gas, lỗi lắp đặt, hư hỏng linh kiện cần phải sửa chữa bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Việc tự ý sửa chữa có thể gây nguy hiểm và làm hỏng thiết bị, đồng thời có thể làm mất hiệu lực bảo hành.
Xem thêm: 3+ Điều hòa điều khiển từ xa bằng điện thoại bán chạy nhất
Việc nước điều hòa chảy ngược vào trong có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này cần được giải quyết kịp thời để tránh các vấn đề nghiêm trọng như rò rỉ, ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị và thậm chí gây mất vệ sinh, hư hỏng các đồ vật khác trong nhà của bạn.Tham khảo những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn biết cách xử lý hiệu quả.